PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè cầu cống, cây trồng… Ở Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và các điều kiện khác thích hợp cho các loài mối hoạt động quanh năm. Chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh, gây tổn hại lớn cho các công trình xây dựng. Phá hoại mạnh nhất công trình xây dựng là các loại thuộc họ Coptotermes. Chúng tiết ra dịch axit để phân hủy hủy gỗ và cenllulose. Ngoài ra chúng có khả năng đục thủng được các vật liệu khác như: dây điện, xốp, vật liệu cách điện, cách nhiệt…. Có thể nói MỐI là KẺ THÙ LỚN NHẤT đối với các công trình xây dựng.
Các chủng loại mối thường hoạt động xung quanh các công trình:
• Coptortermes formosanus Shir: thuộc chủng loại mối nhà. Đây là loài có sức sinh sản nhanh, mối chúa có thể sống từ 8 – 10 năm và đẻ được từ 2.000 – 3.000 trứng trong một ngày đêm. Đây là loại phá hoại mạnh nhất các công trình kiến trúc. Mối thợ và mối lính tiết ra dịch axit làm mềm vữa tường, nên chúng có thể di chuyển ngầm đến các vị trí khác nhau, các tầng trên của công trình.
• Odontotermes hainanensis: thuộc chủng mối đất, loài mối này làm tổ ở dưới nền đất, tổ của chúng thường là các ụ lớn và có rất nhiều khoang nằm sát mặt đất. Chúng sẽ đùn đất qua các khe đất ở nền nhà, đùn đất nên càng nhiều thì nền nhà càng rỗng, gây ra sụt lún nền nhà. Nếu tổ Mối to có thể gây ra sụt lún nền móng công trình.
• Criptotermes domesticus: chủng mối gỗ khô. Được tìm thấy bên trong gỗ khô, thường trong các gỗ xây dựng nhà cửa. Các con mối này ít lệ thuộc vào độ ẩm và không phá hoại cỏ trong đất.
PHẢI LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN NHÀ BẠN ĐANG BỊ MỐI PHÁ HOẠI?
Mối - Loài côn trùng phá hoại mạnh nhất các cấu trúc gỗ, vữa tường, hệ thống điện ngầm….trong ngôi nhà của bạn. Vì đường đi của Mối nằm sâu trong tường, trong các cấu trúc gỗ nên chúng ta rất khó phát hiện ra đến khi phát hiện được thì mối đã phá hoại trong ngôi nhà của chúng ta. Theo kinh nghiệm thực tế thì chúng tôi nhận thấy rằng các vị trí trong ngôi nhà hay bị mối tấn công nhất là: gác ván ép, khung cửa, nẹp cửa, len tường, sàn gỗ, tủ âm tường, tủ bếp, các vị trí tiếp giáp giữa cột bêtông và tường gạch…
Cách kiểm tra đơn giản để phát hiện mối:
- Bằng mắt thường chúng ta có thể dễ dàng phát hiện được các vị trí trên cấu trúc gỗ, các đường đắp đất của mối….
- Gõ nhẹ vào các vị trí nghi ngờ sẽ có tiếng ”bộp bộp“ khác với các vị trí khác, nếu mối đang phá hoại số lượng nhiều thì chỉ cần gõ nhẹ ta sẽ nghe được tiếng ”rào rào“ của mối.
- Tại các vị trí có mối phá hoại, các đường đi chỉ cần ta đục một lỗ nhỏ sẽ thấy ngay các mối lính bò ra ngoài.
Cách xâm nhập của Mối vào công trình:
Hiểu rõ được đặc điểm sinh học, phương thức hoạt động, chủng loại Mối.... là yếu tố quan trọng để lựa chọn phương pháp tiêu diệt và phòng chống Mối hiệu quả nhất.
Qua thực tế thi công, với kinh nghiệm đúc kết dược và tư liệu nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực côn trùng, bộ phận kỹ thuật của Công ty chúng tôi nhận thấy Mối thường xâm nhập vào công trình theo các con đường sau:
• Xâm nhập ngay từ khu vực nền móng công trình, theo chân tường, theo các cột bêtông, đường dẫn nước, ga, điện... và từ các khu vực lân cận bên ngoài vào công trình. Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất.Từ đó chúng mới tỏa đi khắp công trình để tìm kiếm thức ăn.
• Xâm nhập vào bằng đường không: vào hàng năm, nhất là cuối mùa xuân, vào khoảng tháng 4, 5, 6 khi áp suất thích hợp nhất là sau khi mưa giông và hoàng hôn. Mối cánh bắt đầu phân đàn, sau 10-20 phút bay ra thì rụng cánh. Một con đực tìm một con cái, cắn đuôi nhau tìm nơi cư trú như: hốc kẽ, khe cửa, khu vực ẩm thấp trên các tầng và lập thành một tổ mới.
• Xâm nhập trực tiếp từ các vật dụng: bàn ghế, gường, tủ... đã bị nhiễm Mối do con người mang từ bên ngoài vào công trình.
PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI, CÔNG TRÌNH CẢI TẠO
Cách thức mà nhà được xây dựng tác động rất nhiều đến khả năng xâm hại của mối. Trong quá trình xây dựng, chúng ta vô tình tạo điều kiện có lợi cho mối hoặc cũng có thể hạn chế chúng xâm nhập. Có một số phương pháp được thực hiện trong quá trình cải tạo hoặc xây dựng mới để làm giảm khả năng gây hại của mới.
- Xử lý nền móng
• Xử lý mặt nền: trước khi lát nền, xử lý đất tôn nền bằng một lượng hóa chất để diệt các ấu trùng mối có sẵn trong đất. Vì thuốc có khả năng tồn lưu trong đất nên lớp hóa chất này cũng tạo thành một lớp ngăn mối xâm xập từ nền móng. Thời gian tồn lưu cũng như hiệu quả của công việc này phụ thuộc vào nồng độ cũng như loại hóa chất được sử dụng.
• Xử lý mối xung quanh chân móng: tạo các hào (rãnh) xung quanh chân móng theo cả hai phía trong và ngoài theo kích thước tiêu chuẩn. Sau đó sử dụng hóa chất có công dụng phòng mối cho đất lấp hào. Công việc này nhằm tạo ra một hàng rào phòng mối xung quanh chân móng.
• Xử lý đồ gỗ: trước khi sử dụng các vật dụng có cấu tạo là gỗ hay cellulose (sàn gỗ, khuôn, nẹp cửa…) tại công trình, sử dụng một lớp hóa chất phủ lên bề mặt gỗ bằng cách ngâm tẩm hay phun quét. Vì thức ăn của mối chủ yếu là cellulose nên công việc này là hết sức cần thiết.
- Các biện pháp khác:
• Sử dụng hệ thống lưới thép không rỉ Termimesh tạo thành hệ thống ngăn chặn mối xâm nhập. Với đặc thù từng công trình khác nhau, yêu cầu khách hàng khác nhau nên các giải pháp phòng mối cho các công trình là khác nhau. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi luôn lựa chọn cẩn thận các sản phẩm cùng với các giải pháp thích hợp để đem đến hiệu quả cao nhất đến khách hàng. Để được tư vấn về giải pháp xin quý khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.